Đậu phộng
Cũng giống như dị ứng hạt cây, dị ứng đậu phộng rất phổ biến và có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Những người bị dị ứng đậu phộng cũng thường bị dị ứng với các loại hạt cây. Dị ứng đậu phộng ảnh hưởng đến khoảng 4-8% trẻ em và 1–2% người lớn. Tuy nhiên, khoảng 15–22% trẻ em bị dị ứng đậu phộng sẽ tự khỏi khi chúng bước sang tuổi thiếu niên.
Những người có tiền sử gia đình bị dị ứng đậu phộng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có gia đình bình thường, khỏe mạnh. Nhiều người lo sợ khi phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng và gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra việc đưa đậu phộng sớm vào cơ thể có thể có tác dụng bảo vệ.. Hiện tại, các điều trị hiệu quả nhất là tránh hoàn toàn đậu phộng và các sản phẩm có chứa đậu phộng.
Giải pháp: test dị ứng
Hải sản
Hải sản là món ăn phổ biến tại nước ta, dị ứng hải sản là do cơ thể người ăn tấn công các protein từ các họ cá giáp xác hoặc nhuyễn thể, được gọi là động vật có vỏ. Một số loại điển hình gây dị ứng như: tôm, mực ống, con sò,.. Nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng hải sản là một loại protein gọi là tropomyosin. Các protein khác có thể đóng một vai trò nào đó trong việc kích hoạt phản ứng miễn dịch là arginine kinase và chuỗi nhẹ myosin. Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ thường xảy ra nhanh chóng và tương tự như dị ứng thực phẩm IgE khác. Tuy nhiên, dị ứng hải sản thực sự đôi khi có thể khó phân biệt với phản ứng bất lợi với chất gây ô nhiễm của hải sản, chẳng hạn như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng do các triệu chứng có thể giống nhau, đều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày. Những người bị dị ứng hải sản có thể sẽ bị dị ứng suốt đời, kể cả đối với những hải sản đã được nấu chín. Vậy nên cách duy nhất để tránh dị ứng là loại bỏ tất cả các loại hải sản bị dị ứng ra khỏi chế độ ăn hằng ngày.
Lúa mì
Dị ứng lúa mì là phản ứng dị ứng với một trong những loại protein có trong lúa mì. Thường xảy ra nhiều ở trẻ em, nó có thể gây suy tiêu hóa, nổi mề đay, nôn mửa, phát ban, sưng tấy và trong trường hợp nghiêm trọng là sốc phản vệ và gây tử vong. Đôi khi các phụ huynh nhầm lẫn với bệnh celiac và nhạy cảm với gluten không phải celiac, có thể có các triệu chứng tiêu hóa tương tự. Những người bị dị ứng lúa mì chỉ cần tránh sử dụng lúa mì và có thể dung nạp gluten từ các loại hạt ngũ cốc không chứa lúa mì. Cách điều trị duy nhất là tránh lúa mì và các sản phẩm có chứa lúa mì, kể cả các sản phẩm làm đẹp.
Giảo pháp: phương pháp elisa